• Quần Thanh một làng Việt cổ ven sông Hoàng, thuộc xã Khuyến Nông có lịch sử hàng nghìn năm phát triển. Nơi đây, người dân địa phương thờ Thành Hoàng làng là vị võ tướng cuối thời Trần có tên gọi Trần Huệ.

  • Những ngày này gia đình ông Lê Văn Thật, thôn Nhật Nội xã Thọ Dân đang tất bật cho cung đoạn “hãm làm bông” cho cây hoa đào trong vườn của gia đình; là một trong người trồng và gắn bó với cây hoa đào lâu năm nhất của xã Thọ Dân, ông Thật đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây đào, do vậy vườn đào của gia đình ông Thật là một trong những vườn có giá trị kinh tế cao của xã Thọ Dân. Trên diện tích 10 sào đất của gia đình và thuê mượn ông đã trồng trên 220 cây đào gốc, các gốc cây đào được nhập từ các tỉnh phía bắc, trên 800 cây đào trồng trên 1 nột năm trở lên. Ông cho biết năm 2023 gia đình ông có thu nhập từ vườn đào lên đến gần 600 triệu đồng.

  • Nông trại 2T Farm của gia đình anh Lê Văn Long, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 1 (thôn Hoàng Thôn), xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn đã và đang trồng các loại nông sản với giá trị dinh dưỡng cao, thực phẩm sạch theo hướng hữu cơ để phục vụ người tiêu dùng.

  • Tiến sỹ Đào Xuân Lan (hay còn gọi là Đào Văn Hiến), sinh năm 1711 tại làng Quần Hậu, xã Hà Mơ (nay là thôn Quần Hậu, xã An Nông, huyện Triệu Sơn). Ông đỗ Tiến sỹ năm 26 tuổi, khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) đời vua Lê Ý tông. Hiện nay, tên ông còn được lưu tại văn bia đề danh Tiến sỹ khoa Bính Thìn, năm 1736 tại Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ông là người học hành đỗ đạt và được trọng dụng làm quan đến chức Công bộ Tả bộ thị lang, tước bá.

  • Ngoài việc là địa điểm văn hóa tâm linh, nghè Giáp còn được biết đến là nơi đặc biệt coi trọng sự học, đón các Thái học sinh - Tiến sĩ sau khi đỗ đạt về bái yết tổ tiên, gặp gỡ dân làng.

  • Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên thuộc xã Tân Ninh (nay là Thị Trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có diện tích gần 100 ha. Trong đó Di tích Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa, đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hoá. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ huyện Triệu Sơn, Như Thanh, qua Nông Cống đổ về Nghệ An, với chiều chiều dài gần 20km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đây đã là vùng có cư dân sinh sống và khá phát triển.

  • Nguyễn Hiệu vốn họ Hà, sinh ra ở Hà Tây (nay là Hà Nội), lên 8 tuổi, được người cô ruột đem về xã Lan Khê, Nông Cống (nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn) Thanh Hóa nuôi dưỡng và đổi theo họ của người chồng. Từ đó ông có tên là Nguyễn Hiệu (1674-1735).

  • Cây chè xanh được trồng trên vùng đất sơn cước xã Bình Sơn huyện Triệu Sơn đã gần một phần tư thế kỷ, qua nhiều thăng trầm, cây chè không chỉ là loại cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương, mà còn dần trở thành nét đặc trưng trong văn hóa, sản xuất của mảnh đất miền núi xã Bình Sơn.

  • Theo cuốn Chùa xứ Thanh Tập II – Tác giả Đại Đức Thích Tâm Đức – Xuất bản năm 2016, Chùa Hòa Long (Hòa Long tự) thuộc làng Hòa Triều, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Ông Sư.

  • Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đất lành chim đậu”, trong tâm thức của nhiều người, đảo cò xã Tiến Nông là niềm kiêu hãnh về miền đất lành và sự gắn kết giữa cảnh vật thiên nhiên và con người của một vùng quê yên bình. Đáng quý là vậy, song công tác bảo vệ đảo cò luôn gặp nhiều thăng trầm và gian khó...

  • Đình Tam Lạc (còn có tên gọi khác là đình Tám Mái thuộc xã Xuân Thọ huyện Triệu Sơn) là một trong những ngôi đình trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang còn lưu giữ nguyên kiến trúc ban đầu, mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc và mang đậm không gian của văn hóa người Việt xưa.

  • Sáng ngày 27/11/2023, tại di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Bật Tứ, UBND thị trấn Nưa phối hợp với Hội đồng họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ (1562-1627). Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Xuân Anh, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch huyện; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành đoàn thể thị trấn Nưa và đông đủ con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật.

  • Sáng ngày 8/11/2022, tại di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Bật Tứ, UBND thị trấn Nưa phối hợp với Hội đồng họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 460 năm sinh và tưởng niệm 395 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ. Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Thị Luyện, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Thị Sen, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; đồng chí Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch huyện; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành đoàn thể thị trấn Nưa và đông đủ con cháu hội đồng họ tộc Lê Bật.

  • Trong 2 ngày 6 và 7/5/2023 tại Từ đường họ Doãn Việt Nam, thuộcTổ dân phố 5, thị trấn Nưa và Hội đồng họ Doãn Việt Nam đã tổ chức lễ rước kiệu và Đại lễ giỗ Đức Triệu Tổ họ Doãn Việt Nam.

  • Sáng 5 /5/2023 tức là ngày 16/3 năm Quý Mão, tại Đền thờ Lê Tộc công thần Cồn Tre, Tổ dân phố 6, thị trấn Nưa. Dòng họ Lê Đình - Hậu duệ của Lam Sơn khai quốc công thần Tả xa kỵ Đại tướng quân Lê Lôi đã tổ chức Lễ dâng hương, niệm kỷ niệm 595 năm ngày phong hầu của Lam Sơn khai quốc công thần tả xa kỵ Đại tướng quân Lê Lôi trong không khí trang trọng và thành kính.

1 2 
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
191 người đã bình chọn
°
1712 người đang online